Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã Chi Lăng Bắc - Huyện Thanh Miện

23/4/2023  |  English  |  中文

Di tích lịch sử Đình Phương khê - Xã Chi Lăng Bắc

Di tích lịch sử Đình Phương Khê  được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương ra  Quyết định số 440/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2014 công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh . Để được công nhận Đình là Di tích lịch sử cấp tỉnh tại Đình đã trải qua hàng trăm năm với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, quê hương diễn ra tại đây. 


Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống pháp (1946-1947) Di tích là nơi tổ chức các cuộc mít tinh, phát động , biểu dương các cá nhân quyên góp nhiều thóc, gạo, vàng, bạc hưởng ứng “Tuần lễ vàng" phục vụ kháng chiến. Di tích còn là kho chứa thóc của nhà nước và địa điểm tập kết của  Trung đoàn 42 Quân khu III trước khi sang Phù cừ (Hưng yên) đánh bốt Nhật Lệ, Đình Cao, Kẻ sặt, Thok Lão và các vùng lân cận. Trong những năm giữa của cuộc kháng chiến chống Pháp (1948-1950) Đình là nơi mở lớp học của Trường cấp I xã Chi Lăng đồng thời là địa điểm cứu chữa, thương binh và giam tù binh Pháp. Đặc biệt vào cuối năm 1950 Đình Phương khê là địa điểm tổ chức chiến thắng cảu đơn vị Bảo Lộc tiểu đoàn Quốc Tuấn và Đại đội 115 thuộc bộ đội Hải Dương sau trận càn ở Ô Mễ, Xuân Nẻo. Trong suốt thời kỳ chống Pháp (1946-1954), do phong trào địa phương phát triển mạnh nên thực dân Pháp đã tổ chức nhiều đợt càn quét khốc liệt nhằm triệt phá cơ sở kháng chiến. Cuối năm 1953 thực dân Pháp đốt hậu cung Đình. Nhân dân Phương khê đã bí mạt mang các đồ thờ tự về Chùa Phương khê cất giấu. . Sau đó địa phương sử dụng một phần đất Đình xây dựng làm Trường Tiểu học sau đó Trường Tiểu học chuyển về địa điểm mới. Năm 2007 Nhân dân Phương khê đã huy động mọi nguồn lực khôi phục lại ngôi Đình trên nền đất cũ xưa. Các nhân vật lịch sử Thần tích, Thần sắc năm 1938 hiện được lưu giữ tại Viện thông tin khoa học xã hội Hà Nội. Di tích lịch sử Đình Phương khê thờ Thành Hoàng làng là Vũ Vị Phủ (là nhân thần) có công giúp nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông đem lại thái bình cho đất nước vào thế kỷ XIII...được các triều đại phong kiến ban sắc ghi nhận công lao. Di tích lịch sử tôn thờ Thành Hoàng làng và thờ Vũ Công tự Đình Thuyên hiệu Phúc Cần và Nguyễn Quý Công, húy kịch, tự Phúc trực. Tương truyền 2 Hậu thần có công dựng lên mốc địa giới tại các xứ đồng. Di tích lịch sử - văn hóa Đình Phương Khê với những nét độc đáo của kiến trúc nghệ thuật cùng với những giá trị lịch sử cách mạng. Là nơi để cho nhân dân, du khách thập phương có nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Di tích lịch sử Đình Phương khê hàng năm tại Đình diễn ra các kỳ lễ hội chính là ngày mồng 6 tháng giêng hàng năm là Trọng hội gọi là: Lễ lên Lão , lễ hội bắt nguồn từ khi Vũ Vị Phủ về làng dẹp nạn hỏa tai, làng đã cử 7 người cao tuổi nhất lúc bấy giờ ra nghênh đón và người có số tuổi thấp nhất trong 7 người là 55. Từ đó về sau thành lệ làng, cứ ai 55 tuổi phải làm lễ ra Đình lên Lão. Những người trên 55 tuổi được làng mời ra Đình dự lên Lão, những người dưới 70 được mặc quần áo Lương, trên 70 tuổi mặc quần áo màu đỏ và 80 tuổi trở lên được mặc quần áo vàng, mũ tế. Đình được tổ chức lễ hội truyền thống hai năm một lần vào ngày 4,5,6 tháng giêng hàng năm. Lễ hội, lễ dâng hương truyền thống vào mùa xuân đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang tính tâm linh và có ý nghĩa nhân văn cao đẹp với sức sống mãnh liệt vốn có ăn sâu vào trong tiềm thức, trở thành nhu cầu, khát vọng không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Làng văn hóa Phương khê xưa và nay đồng thời còn là nơi giáo dục truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ  nước của ông cha ta.